Bu lông móng M14 M16 M18
Bu lông móng M14 M16 M18 hay còn gọi là Bu lông neo là một sản phẩm dùng để cố định các kết cấu, kết cấu thép, được sử dụng nhiều trong thi công hệ thống điện, trạm biến áp, hệ thống nhà xưởng, nhà máy, nhà thép kết cấu…
Bu lông móng thông thường được sản xuất theo bản vẽ kỹ thuật của từng đơn đặt hàng riêng.
Công ty Aco Việt Nam chuyên sản xuất các loại bu lông móng, bu lông neo với đường kính từ M12 đến M64, cấp bền 3.6, 4.8, 5.6, 6.6, 6.8, 8.8 chiều dài theo yêu cầu của khách hàng
1. Hình dạng
Bu lông móng có hình dạng : Bu lông móng J, Bu lông chữ L, LA, JA. Bu lông dạng chữ V hay chữ U, I…
2. Thông số kỹ thuật Bu lông móng M14,M16,M18:
– Kích thước:
+ Có đường kính M14,M16,M18
+ Chiều dài: Từ 200 – 3000 mm
+ Chiều dài ren: theo yêu cầu
– Vật liệu chế tạo: Thép Cacbon, thép hợp kim, thép không gỉ
– Bề mặt: Mộc, mạ điện phân, mạ kẽm nhúng nóng
– Cấp bền: 3.6, 4.8, 5.6, 6.6, 6.8, 8.8.
3. Ứng dụng:
Bu lông móng (bu lông neo) là phần nối trung gian giữa móng của công trình và phần nổi của công trình
– Nhiệm vụ chính của bu lông móng dùng để cố định các kết cấu, đặc biệt là kết cấu thép.
Bu lông neo móng chữ L
Bu lông neo móng chữ J
Bu lông móng kiểu J.A.
– Các công trình điện trung, hạ thế thường sử dụng Bu lông móng có cấp bền 5.6; 6.8 hoặc 8.8
– Các công trình xây dựng như: Dùng cho cẩu tháp, liên kết bệ móng nhà xưởng, kết cấu thép yêu cầu cấp bền cao hơn như: 6.8; 8.8.
4. Thi công Bu lông móng:
Sau khi đã lựa chọn được Bu lông móng (Bu lông neo) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thì bước tiếp theo là thi công và lắp đặt Bu lông móng (Bu lông neo).
Bước 1: Sử dụng dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8 hoặc D10 để cố định tạm các Bu lông móng trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.
Bước 2: Kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình, hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện
Bước 3: Kiểm tra chiều nhô cao của Bu lông móng lên so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế
Bước 4: Bu lông móng phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết
Bước 5: Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, với ván khuôn, với nền để đảm bảo bu lông không bị chuyển vị, dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông.
Bước 6: Dùng nilon bọc bảo vệ lớp ren Bu lông móng khi đã lắp dựng xong để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông.
Công ty Aco Việt Nam chuyên sản xuất Bu lông móng theo yêu cầu của quý khách hàng
Quý khách vui lòng liên hệ SĐT: 094.666.4568 để được tư vấn và báo giá.